Cách mạng tháng Tám năm 1945
Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã phá vỡ xiềng xích nô lệ kéo dài hơn 80 năm dưới cái ách thống trị của thực dân Pháp. Đây là một bước ngoặt quan trọng mở ra cho đất nước Việt Nam.
Những cột mốc quan trọng của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, trong đêm xảy ra xung đột giữa quân đội Nhật và Pháp, Hội nghị Thường vụ mở rộng được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Đến ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã tổ chức hội nghị mở rộng và ban hành Chỉ thị về “Cuộc xung đột giữa quân đội Nhật và Pháp và hành động của chúng ta”.
Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ban hành Quân lệnh số 1.
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân đã tổ chức tại Tân Trào (Tuyên Quang) và thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa. Trong cùng ngày, một đơn vị Quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào đã tiến về giải phóng Thái Nguyên, đánh dấu sự khởi đầu của Cách mạng tháng Tám.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban giải phóng dân tộc đã ra mắt quốc dân và tổ chức lễ tuyên thệ trước sân đình Tân Trào. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1845, nhân dân ở bốn tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam đã khởi nghĩa và giành chính quyền.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa đã chiến thắng tại thủ đô Hà Nội. Từ ngày 20 tháng 8, cuộc Tổng khởi nghĩa đã lan rộng khắp các tỉnh thành phố.
Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn – đã thoái vị. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám đã chiến thắng toàn bộ.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám
Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – kỷ nguyên của độc lập, tự do, và quyền tự quyết cho nhân dân lao động. Từ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị cho những thắng lợi tiếp theo. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa thành công cũng đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cũng như lan tỏa tinh thần đấu tranh cho các nước thuộc địa.